1. Khái niệm về Mối:
Mối, tên khoa học Isoptera, là một nhóm côn trùng, có họ hàng gần với gián. Mối là nhóm côn trùng có “tính xã hội” cao. Chúng lập thành vương quốc sớm nhất.
Đôi khi người ta gọi mối là “kiến trắng” nhưng thực tế chúng chẳng có họ hàng gì với kiến (thậm chí chúng còn tấn công nhau), chúng chỉ có mối quan hệ: đều là côn trùng. Mối từng được phân loại làm một bộ riêng là bộ Cánh bằng (Isoptera), tuy nhiên, dựa trên chứng cứ ADN, người ta thấy có sự ủng hộ cho một giả thuyết gần 120 năm trước, nguyên thủy dựa trên hình thái học, rằng mối có quan hệ họ hàng gần gũi nhất với các loài gián ăn gỗ (chi Cryptocercus). Gần đây, điều này đã dẫn tới việc một số tác giả đề xuất rằng mối nên được phân loại lại như là một họ duy nhất, gọi là Termitidae, trong phạm vi bộ Blattodea, một bộ chứa các loài gián. Tuy nhiên, phần lớn các nhà nghiên cứu ủng hộ biện pháp ít quyết liệt hơn và coi mối vẫn là nhóm có tên gọi khoa học Isoptera, nhưng chỉ là một nhóm dưới bộ trong gián thực thụ, nhằm bảo vệ phân loại nội bộ của các loài mối
2. Tổ chức loài mối
Mối là côn trùng hoạt động ẩn náu theo đàn. Trên thế giới có hơn 200 loài mối, thường thấy nhất là mối nhà và mối đất cánh đen .Trong một tộc đoàn mối, mỗi nhóm cá thể thực hiện các chức năng riêng biệt được gọi là thành phần đẳng cấp. Đàn mối chỉ tồn tại khi có đủ các thành phần đẳng cấp. Một tộc đoàn mối thường có các đẳng cấp cơ bản sau:
a.Mối Chúa
Ra đời như là 1 con cái giống, được trời phú cho cặp cánh. Với cặp cánh trên lưng, mối chúa cùng loạt con cái cùng con đực lũ lượt bay ra khỏi tổ – gọi là sự phân đàn. Sau một khoảng thời gian bay nhảy, mối chúa sẽ chọn 1 nơi thích hợp để dừng chân. 2 cánh của mối chúa sẽ rụng đi và nó sẽ tìm kiếm một con đực thích hợp làm bạn tình. Và rồi 1 tổ mới sẽ bắt đầu từ đây. Mối chúa lúc trưởng thành sẽ có kích thước to lớn dài tầm 12 cm và chính là 1 chiếc máy đẻ đúng nghĩa kể cả đen lẫn bóng. Tốc độ đẻ trung bình mà người ta đo được ở mối chúa là 35 trứng/phút. Với khả năng siêu dị đó, mối chúa hầu như không thể cự động được và nó phải nhờ đến sự chăm lo, nuôi nâng của mối thợ. Mối Hậu có đầu nhỏ, bụng to (có thể dài từ 12-15cm), bộ phận sinh dục phát triển. Mối hậu có thể sống 10 năm; lúc đầu đẻ ít trứng, sau 4 – 5 năm, bộ phận sinh dục trưởng thành, mỗi ngày có thể đẻ ra 8.000 – 10.000 trứng.
b. Mối thợ:
Cơ thể nhỏ, các chi phát triển, mối thợ chiếm số đông , tới 70% – 80% trong đàn mối, gánh vác tất cả các công việc trong vương quốc mối như: kiếm và chế biến thức ăn, xây tổ, làm đường, chuyển trứng, nuôi mối con, hút nước….
Mối thợ dùng đồ ăn và bùn, qua gia công kỹ lưỡng dính vào nhau để xây tổ. Có tổ mối chính và tổ mối phụ, là nơi chủ yếu để tập đoàn mối hoạt động và sinh sống. Ở Châu Phi, có loài Mối xây tổ thành gò cao trên mặt đất tới hơn 10m và rất chắc chắn tựa như pháo đài
c. Mối Lính:
Được phân hóa từ mối thợ và thường không đông có nhiệm vụ canh gác, đánh đuổi kẻ thù bảo vệ đàn. Cặp hàm trên của mối lính rất phát triển (là vũ khí lợi hại của chúng), có con còn có tuyến dịch hàm tiết ra chất nhũ trắng, khi đánh nhau có thể phun ra làm mê đối phương. Giác quan hai bên miện của mối lính rất phát triển, khi cần mối thợ phải cho mối lính ăn.
Mối thợ và mối lính đều bị mù và chúng làm việc 24 giờ một ngày. Một tổ mối lớn có thể chứa vài triệu và hàng ngàn loài mối được sinh sản hàng ngày bởi mối chúa. Tuổi thọ trung bình của mối thợ và mối lính lên đến bốn năm.
d.Mối Cánh:
Đây là những cá thể sinh sản thành thục, sau khi bay phân đàn chúng cặp đôi tạo thành các tổ mối mới, chúng thành mối Vua và mối hậu tiếp tục vòng sinh sản mới thành lập tổ mới.
Thức ăn chủ yếu của Mối là chất cellulose của gỗ. Mối thợ có giác quan hai bên miệng kiểu nhai đặc biệt. Chất cellulose của gỗ khó tiêu hóa nhưng đường ruột của mối có một loại siêu trùng roi tiết ra dung môi có thể phân giải cellulose thành đường cung cấp cho mối.
Sự tồn tại của một tập đoàn mối dựa trên sự phối hợp thực hiện các chức năng một cách tự giác của các đẳng cấp. Chúng đảm bảo cho sự cân bằng về dinh dưỡng, năng lượng, vi khí hậu trong tổ, chống lại kẻ thù, đảm bảo duy trì nòi giống. Chính vì có tập tính này nên mối được gọi là côn trùng xã hội
3. Phân loại mối
Theo các tài liệu của viện côn trùng, thì con người ta phân loại mối theo thhức ăn.
Mối gỗ khô:
Đây là nguyên nhân chính về các thiệt hại của các kiến trúc nhà cửa, đồ gỗ trong gia đình.
Đúng với tên gọi, mối gỗ khô tỏ ra đầy thích thú với việc xây tổ trong thân gỗ. Thay vì tiêu thụ nước như các loài côn trùng khác, mối gỗ khô lại hấp thụ nước từ gỗ và môi trường ẩm thấp. Sở hữu bản tính ẩn nấp trong lòng gỗ, âm thầm tàn phá cho đến khi cây gỗ bị hư hại nặng nề tới mặt ngoài thì lúc đó đã quá muộn. Đây là 1 trong những lý do để chúng ta phải liên tục để ý đến những đặc điểm đồ vật đã bị mối gỗ khô tấn công.
Vậy dấu hiệu nào để bít mối gỗ khô đã tấn công kiến trúc gỗ nhà bạn? Sau khi mối tiêu hóa gỗ, thì mối gỗ khô sẽ đẩy chất thải ra phía ngoài tổ. Đây là 1 trong những dấu hiệu rõ rệt nhất để chúng ta biết được gỗ đã bị mối tấn công.
Mối gỗ ẩm:
Chúng thường hay làm tổ trong những khúc gỗ chết.
Sở hữu hình thù to lớn dị thường tầm 3 cm. Mối gỗ ẩm là kẻ thù của các công trình văn hóa, di tích lịch sử có niên thọ hàng trăm năm.
Mối đất:
1 trong 2 kẻ song sát (mối gỗ khô) gây thiệt hại nặng nề cho các công trình kiến thúc, vật liệu, đồ gỗ của con người.
Nếu như mối gỗ khô chuyên đi săn lùng gỗ, thì mối đất lại cư trú trong lòng đất, phía dưới công trình kiến trúc, dẫn đến hiện tượng sụt lún, cực kỳ nguy hiểm. Mối đất chọn lòng đất, mùn để làm tổ bởi vì độ ẩm thấp dưới khu vực đó cao rất nhiều hơn trong gỗ. Với điều kiện trú ẩn hấp dẫn như vậy, mối đất có biệt tài bành trướng tổ cực lớn, có thể chứa cả triệu cá thể mối, và có độ rộng từ 20 đến 25 mét.
4. Quá trình phát triển của mối
Vòng đời của một con mối lớn lên và phát triển bằng hình thái biến thái hoàn toàn, bắt nguồn từ trứng.
Trứng mối xuất phát điểm từ cặp mối đầu tiên của tổ hoặc từ lứa thứ 2 trong đàn -> Trứng mối sau 1 thời gian sẽ thành ấu trùng -> Sau vài lần lột xác, ấu trùng sẽ nở ra nhộng con -> Dưới sự chăm sóc của mối thợ, nhộng con sẽ phát triển hoàn toàn thành mối trưởng thành -> Lúc này mối trưởng thành sẽ có thể phát triển thành 1 trong 3 loại mối chúa, mối thợ, mối lính.
Với những tổ mối vừa mới được thình thành, nhộng con của lứa mối đầu tiên thường phát triển thành mối thợ. Các loại mối khác dần xuất hiện ngẫu nhiên ở những lứa tiếp theo.